2 tiêu chuẩn phê duyệt ZNS của Zalo đó là gì?

2 tiêu chuẩn phê duyệt ZNS của Zalo dưới đây giúp đảm bảo quyền lợi của khách hàng, tránh sự làm phiền hoặc mạo danh thông tin doanh nghiệp thông qua thông báo ZNS.
2 tiêu chuẩn chính được kể đến như: Tiêu chuẩn về nội dung và Tiêu chuẩn về hình thức. Nhờ vào 2 tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp tạo thông báo ZNS hiệu quả hơn. Ngoài ra, thời gian phê duyệt cũng được rút ngắn đáng kể.

2 tiêu chuẩn phê duyệt ZNS của Zalo

1. Về nội dung thông báo

Tiêu chuẩn phê duyệt ZNS của Zalo về nội dung được hệ thống quy định chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp về các thông báo mang tính chăm sóc khách hàng. Bạn có thể sử dụng hình thức này để gửi đến khách hàng các thông báo như sau:

  • Thông báo về các thay đổi liên quan đến dịch vụ/sản phẩm khách hàng đang sử dụng.
  • Thông báo về cập nhật tình trạng giao dịch.
  • Thông báo liên quan đến tài chính, ngân hàng
  • Zalo có quyền từ chối phê duyệt nội dung ZNS mang tính chất quảng cáo, hoặc làm phiền người nhận tin.

 Lưu ý khi phân biệt các loại nội dung thông báo: 

  • Thông báo cần định danh chính xác người nhận thông qua Họ và tên, mã khách hàng, hoặc mã đơn hàng,…hoặc các thông tin cá nhân khác.
  • Nội dung thông báo không được chứa đường link website hoặc số điện thoại. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các nút thao tác (CTA) đi kèm với mẫu tin ZNS để liên kết các nội dung này.

tiêu chuẩn phê duyệt ZNS của Zalo

Các mục đích của CSKH khi tạo mẫu ZNS

1. Gửi OTP

Chuyên dùng để thông báo về quá trình tạo tài khoản hoặc thay đổi trạng thái tài khoản người dùng. Về phía doanh nghiệp, bạn có thể sử dụng mẫu OTP mặc định, không sử dụng nút CTA.

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể ngoại lệ gửi thông báo đến khách hàng nếu chưa phát sinh giao dịch với OA, cụ thể:

  • Gửi OTP để xác nhận thay đổi mật khẩu,…
  • Gửi mã OTP cho khách hàng khi người dùng tạo tài khoản mới.
  • Để xác thực tài khoản
2. Xác nhận/Cập nhật các thông tin giao dịch 

Dùng để xác nhận/thông báo về trạng thái của giao dịch hiện thời (chưa kết thúc). Doanh nghiệp có thể chọn Tag này cho các giao dịch có thời gian kéo dài và cần cập nhật định kỳ đến khách hàng.

Một số ví dụ sử dụng cụ thể: 

  • Xác nhận đơn đặt hàng, đặt lịch thành công/thất bại
  • Xác nhận giao dịch, dịch vụ được chấp thuận/bị từ chối
  • Xác nhận đăng ký dịch vụ thành công.
  • Xác nhận đăng ký tham dự sự kiện
  • Xác nhận đăng ký dùng thử sản phẩm/dịch vụ của Doanh nghiệp
  • Nhắc đến thời hạn thanh toán, lịch hẹn
  • Thông báo trễ lịch hẹn, trễ thanh toán
  • Thông báo thời gian giao hàng
  • Thông báo đơn hàng đang được giao hay bị hủy

a48c8c791fc317768709efb1ed1f5bf4

3. Hỗ trợ dịch vụ liên quan sau giao dịch

Thông báo sau khi hoàn tất giao dịch/thanh toán đối với một giao dịch cụ thể (giao dịch phát sinh trong vòng 7 ngày). Đồng thời bạn có thể chọn Tag này để gửi thông báo định kỳ liên quan đến giao dịch đã thực hiện trước đó. tiêu chuẩn phê duyệt ZNS

Một số ví dụ cụ thể: 

  • Xác nhận hoàn tất giao dịch (thanh toán thành công/giao hàng thành công…)
  • Xác nhận khách nhận hàng thành công
  • Xác nhận hoàn thành cung cấp dịch vụ
  • Thông báo kích hoạt sản phẩm/dịch vụ (sau khi hoàn thành giao dịch)
  • Cảm ơn khách hàng đã sử dụng dịch vụ
  • Lấy feedback từ khách hàng
  • Thông báo bảo dưỡng định kỳ
  • Thông báo tái khám

d3fe654d8d010ca359127a5a21c770cf

4. Cập nhật thông tin tài khoản 

Doanh nghiệp sử dụng tiêu chuẩn phê duyệt ZNS để gửi các thông báo về các thay đổi liên quan đến tài khoản của khách hàng hiện đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Một số trường hợp sử dụng cụ thể: 

  • Yêu cầu tạo tài khoản
  • Xác nhận tạo tài khoản thành công/thất bại
  • Thông báo yêu cầu bổ sung thông tin tài khoản
  • Xác nhận đổi mật khẩu thành công/thất bại
  • Thông báo tích lũy điểm thưởng
  • Thông báo biến động hạng mức thẻ (finance)
  • Cảnh báo tài khoản mạo danh
  • Cảnh báo rủi ro, sự cố
5. Thay đổi thông tin dịch vụ 

Mục đích thông báo thay đổi thông tin OA, trạng thái sản phẩm/dịch vụ khách hàng đang sử dụng ở thời điểm hiện tại và liên quan trực tiếp đến quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó.

Một số trường hợp sử dụng cụ thể: 

  • Cập nhật chính sách của dịch vụ khách hàng đang sử dụng
  • Thông báo thay đổi trạng thái dịch vụ/sự kiện đã đăng ký
  • Thông báo ngưng cung cấp dịch vụ (khách hàng không còn nhu cầu, doanh nghiệp không còn cung cấp dịch vụ)
  • Thông báo tình hình học tập
  • Thông báo bảo trì hệ thống
  • Mời tham dự sự kiện
  • Gửi tư vấn sản phẩm/dịch vụ (khách có đăng kí nhận tư vấn)
  • Hướng dẫn sử dụng/thanh toán
  • tiêu chuẩn phê duyệt ZNS Mời khách hàng follow OA

ec3981ede2d4ede62812b70668281740

6. Thông báo ưu đãi đến khách hàng cũ

Đây là nhóm điều kiện gửi thông báo hậu mãi đến khách hàng đã từng tồn tại giao dịch với OA. Tuy nhiên, nội dung này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, chỉ hỗ trợ đối với mốt số đối tác/khách hàng.

Một số trường hợp sử dụng tiêu chuẩn phê duyệt ZNS cụ thể:

  • Sản phẩm/dịch vụ sắp ra mắt
  • Sản phẩm/dịch vụ sắp có lại
  • Sản phẩm/dịch vụ ngừng cung cấp
  • Chương trình khuyến mãi
  • Tặng voucher
  • Mời thực hiện khảo sát

4174484d30f1df53082c15cc723040d8

2. Tiêu chuẩn về hình thức thông báo

Bên cạnh tiêu chuẩn về nội dung thông báo ZNS, bạn cũng cần lưu ý về hình thức trình bày khi tạo mẫu ZNS. Cụ thể, những tiêu chuẩn phê duyệt ZNS quan trọng về hình thức bao gồm:

  • Nội dung thông báo cần đúng chính tả và không có lỗi đánh máy.
  • Khuyến khích sử dụng tiếng Việt có dấu cho thông báo ZNS.
  • Logo của OA cần đúng kích thước chuẩn và nên hỗ trợ 2 phiên bản light mode (chế độ sáng) và dark mode (chế độ tối) khi hiển thị trên ứng dụng Zalo.

1a3f3426e176ea78052205ebf2528c71

Trên đây bài viết của Zaloweb về 2 tiêu chuẩn phê duyệt ZNS  của Zalo. Doanh nghiệp có thể dựa vào đó để áp dụng theo và cho chúng tôi biết trải nghiệm với nhé!

Viết một bình luận