NPU là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của NPU

Trước sự phát triển vượt trội của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), các thiết bị công nghệ đã không ngừng được cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý dữ liệu nhanh hơn và hiệu quả hơn. NPU chính là một trong những bước đột phá ngày càng được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Vậy NPU là gì, chúng có những ưu nhược điểm và tính ứng dụng ra sao trong thực tế? Cùng Zaloweb giải đáp các thắc mắc liên quan đến NPU thông qua bài viết sau đây! 

NPU là gì?

NPU là gì? NPU là viết tắt của Neural Processing Unit, đây là bộ vi xử lý chuyên dụng được thiết kế nhằm mục đích tăng tốc độ xử lý, giảm độ trễ khi thực hiện các tác vụ liên quan đến AI (trí tuệ nhân tạo), nhất là học máy sâu (deep learning). 

NPU sẽ hoạt động dựa trên mô phỏng hoạt động của não người, chúng xử lý dữ liệu theo phương pháp song song thay vì thực hiện tuần tự như CPU. 

NPU là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của NPU

Đánh giá ưu, nhược điểm của NPU

Vậy ưu – nhược điểm của NPU là gì?

– Ưu điểm:

  • Tối ưu cho AI: So với CPU, GPU thì NPU xử lý các thuật toán máy học với tốc độ nhanh hơn
  • Tăng tốc độ xử lý: Nhờ khả năng xử lý dữ liệu song song nên tốc độ xử lý được nâng cao, mô hình AI hoạt động mượt mà.
  • Tiết kiệm năng lượng: So với GPU khi chạy các tác vụ AI, NPU ít tiêu hao năng lượng hơn, giúp kéo dài thời lượng pin của thiết bị khi sử dụng. 
  • Tăng cường khả năng bảo mật: Dữ liệu được xử lý trực tiếp trên thiết bị, không qua lưu trữ trên đám mây nên cho khả năng bảo mật tốt hơn.
  • Kích thước nhỏ gọn: Phù hợp ứng dụng trong các thiết bị di động, không gian bị hạn chế.

– Nhược điểm:

  • Không thể thay thế CPU hay GPU trong các tác vụ thông thường, chỉ tối ưu cho AI
  • Cần phụ thuộc vào phần mềm hỗ trợ

So sánh NPU, CPU và GPU

CPU là bộ não của thiết bị, chúng xử lý các tác vụ từ đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên CPU không được thiết kế riêng để xử lý các tác vụ liên quan đến AI nên không cho tốc độ xử lý nhanh như NPU. Còn GPU cũng cho khả năng xử lý AI, nhưng chủ yếu tập trung vào đồ họa, giúp xử lý các tác vụ về dựng phim, gaming tốt hơn. 

NPU là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của NPU

Tính năng

NPU CPU

GPU

Chức năng Xử lý các tác vụ AI (nhận diện hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên,…) Xử lý chung cho mọi tác vụ trên máy tính Xử lý các đồ họa phức tạp như chỉnh sửa video, chơi game
Kiến trúc Chuyên dụng cho AI Kiến trúc chung cho mọi tác vụ Chuyên dụng cho xử lý đồ họa
Hiệu suất AI Rất cao Trung bình Cao
Tiết kiệm điện năng Rất tốt Trung bình Trung bình
Kích thước Nhỏ gọn nhất Lớn hơn Lớn hơn
Tính linh hoạt Chỉ dùng cho AI Đa năng, chạy được nhiều ứng dụng Dùng cho AI và các tác vụ đồ họa 
Giá  Cao Trung bình Cao

Ứng dụng của NPU trong đời sống hiện nay

Trước những lợi ích mà NPU mang đến, chúng đang ngày càng được sử dụng tích hợp vào nhiều thiết bị công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả và tối ưu các tác vụ AI. Một số ứng dụng nổi bật của NPU phải kể đến như:

  • NPU trong điện thoại di động: giúp smartphone thực hiện các tác vụ AI như nhận diện khuôn mặt, trợ lý ảo,…
  • NPU trong laptop: giúp laptop xử lý nhanh chóng các tác vụ AI như dịch thuật, học tập, chỉnh sửa hình ảnh,…
  • NPU trong xe hơi: hỗ trợ xử lý các tính năng như nhận diện vật thể, cảnh báo nguy hiểm, lái xe tự động, trợ lý ảo,…
  • NPU trong máy chủ: xử lý khối lượng dữ liệu lớn, thực hiện các tác vị AI phức tạp như phân tích dữ liệu, học máy.

NPU là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của NPU

>>> Xem thêm: Secure boot là gì? Hướng dẫn bật, tắt Secure boot chi tiết

Hy vọng thông tin do bài viết chúng tôi cung cấp đã giúp bạn biết được NPU là gì, hiểu rõ hơn về dòng chip hỗ trợ các tác vụ AI này cũng như biết cách nhận diện NPU, CPU và GPU. Thường xuyên theo dõi Zaloweb để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết chia sẻ thông tin hữu ích về công nghệ, ứng dụng, thủ thuật hay bạn nhé!